Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG ĐÃ TRANG TRÍ TRONG SÂN VƯỜN NHÀ BẠN

    Các loại đá (đá lát, đá cuội) vốn là vật điểm xuyết cho sân vườn. Nếu rải đá một cách thích hợp sẽ có tác dụng làm tăng sự tao nhã cho sân vườn. Nhưng nhìn từ góc độ phong thủy nếu số lượng đá trong sân vườn quá nhiều cộng với những hình dáng kì quái, sẽ biến ngôi nhà trở thành vùng đất suy vi tĩnh mịch, đối với chủ nhà là điểm không cát lợi.

tieu canh san vuon
    Trong sân vườn không nên phủ rải quá nhiều đá là do xuất phát từ một số nguyên nhân sau: 

    Theo quan niệm phong thủy truyền thống nếu rải quá nhiều đá thì sẽ làm tiêu hao hơi khí của đất, làm cho đá tràn ngập âm khí, từ đó làm tổn thương đến dương khí.

    Vào mùa hè, đá sau khi phơi nắng sẽ giữ lại và phản xạ nhiệt khá nhiều trong sân vườn. Nếu vườn được rải hoặc lát quá nhiều đá, nhất là đá phiến thì nhiệt độ không khí ở độ cao cách mặt đất 1m lên tới 50 độ. Mặt khác bản thân đá hấp thu lượng nhiệt rất lớn nhưng khả năng tản nhiệt lại rất chậm, nên ngay cả ban đêm vẫn còn cảm thấy nóng, khiến ta ngột ngạt dẫn đến tức thở, gây cảm giác bực bội khó chịu.

    Vào mùa  đông, đá hút khí ấm ban ngày, khiến chung quanh cành thêm lạnh lẽo, còn trong nhà thì đá lại càng làm cho lạnh hơn.
Trong những ngày mưa, đá cuội rải đều cản trở sự bay hơi của nước đọng lại, càng làm tăng độ ẩm, làm nặng thêm hơi ẩm trong nhà, dễ nảy sinh ốm đau, bệnh tật.

    Đá lát, đá rải ngoài sân vườn nếu có lẫn “quái thạch” như những vân đá, hòn cuội có hình thù giống người, cầm thú, hoặc trước cửa nhà có tấm đá dài chắn đường sẽ gây ảnh hưởng tới tâm lý người qua lại.

   Có những loại đá còn tạo ra từ trường rất phức tạp, gây nên những ảnh phản ứng xấu tới tinh thần và sinh lý của người, điều này đã được khoa học chứng minh. 

    Trong sân vườn lát hoặc rải quá nhiều đá, sỏi cuội, thì khi bước bàn chân sẽ cảm thấy khó chịu, không thoải mái, thậm chí có trường hợp nghiêm trọng hơn là trật khớp, bong gân.
Nếu bạn muốn dùng đá để trang trí cho sân vườn nhà  mình thì cần lưu ý những điểm sau: 

- Trang trí đá tại sân vườn cần tăng cường dùng những vật liệu cứng nhân tạo hoặc sự gia công của con người như  khắc đá, khắc gỗ,chậu cảnh, non bộ… và các cảnh quan mềm như trồng cổ, cây bụi, bồn nước xen kẽ, hỗ trợ nhau. Thông qua canh quan của toàn bộ ngôi nhà để thể hiện nét văn hóa sâu đậm.

- Nếu không có điều kiện để trang trí non bộ, đài phun nước, thì khi rải đá, phải lựa chọn sao cho có kích thước vừa phải, và mang tính thực dụng cho cả ngôi nhà.

- Nếu có diện tích sân vườn rộng, có thể lát rải một ít đá cuội có kích cỡ lớn, nhỏ khác nhau, phải rải cẩn thận, tỉ mỉ và trồng nhiều loại cỏ Hàn Quốc.

- Nếu sân vườn hẹp, tốt nhất bạn nên trồng toàn cỏ Hàn Quốc, ngoài ra chỉ lát, rải một ít sỏi nhỏ.

Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017

TIỂU CẢNH HÀI HÒA VỚI PHONG THỦY

"Xét về phong thủy, việc đưa tiểu cảnh vào nhà rất có lợi và mang lại nhiều may mắn cho gia chủ. Nếu để đúng hướng với cung mệnh của gia chủ, chúng có thể điều hòa âm dương cho ngôi nhà". Tiểu cảnh trong nhà có hai dạng:’khô và nước’. Trồng cây, rải sỏi thuộc nhóm tiểu cảnh khô, ngược lại:’Hồ cá, hòn non bộ với thác nước róc rách… là những tiểu cảnh ướt’. Tiểu cảnh nước trong nhà thường được thiết kế ở những vị trí trung tâm như giếng trời, gầm cầu thang; gồm đầy đủ các yếu tố: nước, cây xanh, đá sỏi...tạo cảm giác một thiên nhiên sinh động đang hiện hữu trong ngôi nhà của bạn.

tiểu cảnh khô                     tiểu cảnh ướt
Tiểu cảnh lớn hay nhỏ tùy thuộc vào vị trí đặt cũng như diện tích của căn phòng. Có thể dành một khoảng rộng ở góc phòng khách  để đặt các chậu cây có độ cao khác nhau, hay dành một khoảng không gian ở góc cửa lối ra vào, để tạo lên tiểu cảnh của một khu vướn nhỏ với một thảm cỏ xanh, xen kẽ là những con đường trải bằng sỏi nhỏ uốn khúc bên cạnh là những bụi cây nhỏ xanh tươi.
Tiểu cảnh lối ra vào
Với không gian sinh hoạt nhỏ, bạn có thể đưa tiểu cảnh thiên nhiên vào bằng cách đặt một bồn nước nhỏ, rải một ít sỏi nơi góc nhà, đặt chậu hoa trên bàn cạnh cửa sổ... Hành lang sẽ trở thành khu vườn treo bằng cách bạn dựng một hàng rào gỗ thấp, treo các chậu cây leo, những chậu hoa nhỏ với đủ màu sắc, hay một hành lang hoa phong lan... Với không gian lớn hơn bạn co thể tận dụng gầm cầu thang để thiêt kế tiểu khô hay nước...Những khu vực dưới giếng trời, ngoài ban công, nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên, bạn có thể tạo một khu vườn nhỏ với nhiều loại cây và hoa, hay hòn non bộ với thác nước chảy róc rách để tạo lên một thiên nhiên sinh đông tràn đầy sức sống... Sân thượng cũng là một vị trí lý tưởng để bạn thiết kế cho mình một khu vườn.
Tiểu cảnh sân thượng tạo lên khung cảnh thiên nhiên gần gũi
Trước khi làm tiểu cảnh trên sân thượng bạn cần phủ xuống bên dưới một lớp chống thấm, bạn có thể sử dụng vật liệu chống thấm truyền thống là xi măng, hay bạn có thể sử dụng vật liệu chống thấm cao cấp hơn như:’composite, sika...’ Sau đó mới bắt tay vào trải đất trồng cây, cỏ nhung, đặt lối đi bằng đá... Tùy theo ý thích của từng gia chủ mà có được thiết kế và sự kết hợp hài hòa giữa tiểu cảnh và phong thủy trong không gian nhà của mình!